Thí sinh cần tránh những sai lầm không đáng có, tránh 3 hiệu ứng domino…để đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia sắp diễn ra.

LTS: Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia sẽ diễn ra. Sắp tới ngày thi, các thí sinh sẽ có chút áp lực, hồi hộp kèm theo sự lo lắng.

Với kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thầy Bùi Quốc Tuấn – Trường Trung học Phổ thông Cẩm Khê (Phú Thọ) đã rút ra 9 điều chia sẻ với các sĩ tử.

Những phần lưu ý này sẽ phần nào giúp các thí sinh ổn định và kiểm soát tâm lý trong phòng thi, phát huy năng lực và hạn chế tối đa sơ suất khi làm bài.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng chia sẻ những kinh nghiệm của thầy Bùi Quốc Tuấn tới các em học sinh và độc giả.

  1. Biết chấp nhận giới hạn

Đề thi sẽ có câu hỏi vận dụng cao để phân loại. Vì vậy trừ số ít học sinh xuất sắc có thể làm hết, với mục tiêu là điểm 8 – 9 chẳng hạn, một số câu khó chưa làm được hoặc không làm được các em hay vui vẻ bằng lòng.

Khi đó, các em cảm thấy bớt áp lực hơn rất nhiều để làm bài.

  1. Thở có ý thức

Để tăng sự tập trung và tránh bị hồi hộp, tim đập nhanh, hơi thở gấp và không đều, dễ gây mất bình tĩnh nhất là lúc chờ phát đề, các em nên cho quạt trần quay chậm lại nếu thời tiết không quá nóng.

4 hay 6 chiếc quạt trần quay nhanh gây ra tiếng ồn lớn khiến các em khó tập trung. Tiếp theo là thở có ý thức bằng cách hít vào thật chậm và sâu. Sau đó, các em hãy thở ra nhẹ nhàng

  1. Không nên so sánh đề thi thử với đề thi chính thức

Các em đã làm không ít các đề thi thử của các trường, các tỉnh, mức độ khó dễ của các đề khác nhau.

Có đề rất dài, câu hỏi vừa khó vừa lạ. Nhiều em chưa thi đã so sánh với đề thi sắp tới cũng như thế hoặc khó hơn thế.

Vì vậy, không nên so sánh, thậm chí áp đặt là đề chính thức cũng dài và khó như một số đề thi thử. Các em hãy coi đề thi thử là

– Tài liệu bổ ích để tham khảo

– Kiểm tra lực học của mình

– Dự đoán tương đối chính xác điểm của mình,…

  1. Tránh những sai lầm không đáng có

Trong phòng thi, câu dễ nhất cũng có thể nhầm. Để hạn chế tối đa việc sơ suất không đáng có, các em cần một số lưu ý sau:

– Đề hỏi gì – trả lời nấy.

– Nhớ nhầm công thức, tính chất, sự kiện,…

– Tính toán sai do làm không cẩn thận, do vội vì sắp hết giờ, do chủ quan vì tự cho mình luôn đúng khi cộng trừ cách phép toán đơn giản.

Các em tham khảo 2 cách tính phần trăm khối lượng từ hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,25 mol Cu như sau:

Nhận xét: Với cách 1 dễ dàng tìm được phần trăm Cu, nhưng nếu không may tính sai phần trăm khối lượng Fe thì hệ quả tai hại là phần trăm Cu cũng sai theo, với cách 2 sau khi kiểm tra thấy 34,43% + 65,57% = 100% thì kết quả tin cậy hơn.

  1. Bài dễ cho là khó – bài khó cho là dễ

Những bài dễ thì em hãy coi là khó với ý nghĩa rằng không được chủ quan mà hãy làm cẩn thận để có kết quả chính xác.

Đối với bài tập khó chưa làm đã cảm thấy lo thì còn đâu tâm trạng tốt để làm. Vậy hãy nghĩ cũng dễ thôi, quen thôi và có thể giải được. Rõ ràng cách nghĩ này rất tích cực và có lợi để em làm bài tốt.

  1. Mặc định mình luôn không may mắn trong những lần randum (khoanh bừa)

Khi làm đề thi thử, có em bảo mình không may mắn vì mấy lần randum đều không đúng. Trong khi, bạn bên cạnh may mắn nhiều hơn mình và bị ám ảnh rằng sắp tới thi thật mình cũng chẳng may mắn.

Nhưng các em nên hiểu, xác xuất khoanh bừa đúng chỉ là 25% thôi, nên sai nhiều hơn đúng là điều dễ hiểu.

  1. Không nên hiếu thắng khi giải một bài

Điều này dễ mắc phải vì có bạn quyết tâm giải bằng được (câu x chẳng hạn) vì những lí do như:

– Cay cú nếu không giải được chỉ vì đây là câu sở trường của mình

– Dạng bài này đã làm nhiều rồi thế mà bây giờ làm mãi không ra

– Mình đã có giải cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi thế mà không làm ra thì ngại quá,…

Kết quả là thời gian cạn dần khiến em còn quá ít thời gian để làm câu khác.

Lời khuyên cho các em là hãy làm câu khác với 2 lý do: Một là có thời gian làm câu khác. Hai là khi làm lại câu x thì lúc này ý tưởng của em lại khác so với hướng giải ban đầu và rất có thể đây mới là hướng giải đúng để em tìm ra đáp số.

  1. Tránh 3 hiệu ứng domino

– Tô sai trên phiếu trả lời trắc nghiệm: Khoảng 20 câu đầu em làm rất nhanh và tô vào phiếu.

Nhưng ngoài câu 20 trở đi, các em sẽ đầu tư suy nghĩ nhiều hơn nên có khi làm liền một mạch ra nháp rồi mới tô vội vào phiếu.

Điều này rất có thể khiến các em tô lệch ngay từ câu đầu thì các câu tiếp theo cũng bị sai theo thế là mất rất nhiều điểm.

– Làm đến câu 30 thì gặp khó khăn, giải mãi không ra. Kết quả là tâm lý hoang mang, các câu tiếp theo làm không tốt hoặc tính toán rất thiếu chính xác.

– Chiều 25/6 thi môn toán (đó có thể là môn sở trường) nhưng các em lại làm dưới sức (khoảng 8,5 điểm).

Các em ra khỏi phòng thi trao đổi với các bạn thấy sai vài câu. Tối về xem đáp án trên internet thấy nhầm mấy câu nữa, mà lại nhầm toàn câu rất dễ (còn khoảng 7,5 điểm).

Trước khi đi ngủ lên facebook, các em thấy bạn chia sẻ lại sai thêm câu nữa.

Từ đó trở đi, tâm lý lo lắng nên sáng hôm sau thi 3 môn tổ hợp làm không tốt.

Vậy là chỉ vì một môn làm kém mà dẫn đến các môn còn lại làm đều dưới sức rất nhiều. Đây là điều đáng tiếc.

Lời khuyên là thi xong môn nào, các em hãy tạm gác môn đó lại và cần tập trung cho môn tiếp theo.

  1. Tránh những lý do lãng xẹt

Có tới 1001 lý do không đáng có mà một số em có thể mắc phải trước và trong khi làm bài như:

– Quyên đem thẻ dự thi, chứng minh thư,…

– Ghi sai số báo danh, thậm chí có em còn ghi sai tên của mình vào phiếu trả lời trắc nghiệm

– Nháp luôn vào bài thi

– Đúng lúc cần tính toán thì máy tính bỏ túi bị “đơ”, hết pin (có bạn cẩn thận đã đem 3 cái vào phòng thi đấy)

– Đến trường thi muộn

– Đem điện thoại theo thói quen. Tất nhiên là giám thị yêu cầu để ngoài, nhưng nhiều em có smartphone vừa mới mua đắt tiền để ngoài không yên tâm. Nó có thể khiến tâm lý của các em bị phân tán khi làm bài…

Những nỗ lực chắt chiu kiến thức khi học bài, bản lĩnh lúc đi thi của các em đều tỉ lệ thuận với sự thành công và cả sự may mắn nữa. Chúc các em ưng ý với giấy báo nhập học.

Nguồn: giaoduc.net.vn

0963 192 968