Tổng hợp chi tiết những thông tin du học Canada theo Ngân là cần thiết nhằm giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm.

Bài viết xoay quanh các vấn đề cơ bản về du học Canada như điều kiện, chi phí, xin visa cũng như một số thin về việc làm thêm. Riên phần định cư, việc làm và chọn ngành – trường thì chỉ dừng lại ở gợi ý vì đây đều là các chủ đề lớn cần có một bài viết riêng. Các bài viết chi tiết về những chủ đề lớn này sẽ được link ở cuối bài viết nhé.

Du học Canada những điều cần biết

  1. Có nên du học ở Canada không?
    2. Du học định cư Canada có dễ dàng?
    3. Tăng điểm định cư như thế nào?
    4. Vừa học vừa làm cần chú ý những gì?
    5. Quy định về việc làm thêm khi du học
    6. Làm sao để chọn được ngành học?
    7. Làm sao chọn trường học phù hợp?
    8. Điều kiện cần những gì?
    9. Chi phí hết bao nhiêu tiền
    10. Thay đổi trong chính sách xét visa du học Canada
    11. Chứng minh tài chính như thế nào?
    12. Sau bao lâu có visa?
    13. Có phỏng vấn không
    14. Lưu ý khi làm việc với công ty tư vấn

Bài viết khá dài và cần nhiều thời gian để đọc, hãy lưu bài viết lại để có thể đọc lại bất cứ khi nào nhé.

Thông tin du học Canada chi tiết

  1. Có nên du học ở Canada không?

Việc băn khoăn giữa du học Canada với các điểm đến còn lại như Singapore, Úc hay Mỹ là điều chắc chắn với những ai chưa để phân biệt được đặc điểm của các quốc gia này. Ngân xin đưa ra một số đặc điểm mà Ngân tìm được để các bạn có thêm thông tin tham khảo nhé.

1 – Là quốc gia tạo điều kiện nhất cho du học sinh so với Anh, Mỹ, Úc, Singapore

Post Graduation Work Permit (PGWP) – cho phép các sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp từ một trường Cao đẳng, Đại học tại Canada với khoá được ở lại làm việc và tích luỹ kinh nghiệm. Những kinh nghiệm có được từ thông qua chương trình PGWP sẽ giúp sinh viên quốc tế có đủ điều kiện nộp đơn định cư Canada thông qua các chương trình Định cư Canada.

PGWP được cấp cho sinh viên quốc tế sau khi hoàn thành chương trình học tối thiểu 8 tháng. Thời hạn PGWP tuỳ thuộc và không vượt quá chương trình học, tối đa lên đến 3 năm.

Sau khi có PGWP thì bạn có thể apply đi làm ở bất kì công ty nào nhận bạn, Bạn có thể làm full-time 40 hours/week và cũng có thể làm extra time và nhận lương gấp 1.5 như những công dân Canada. Sau khi đi làm một thời gian thì bạn muốn chủ của bạn apply xin cho bạn định cư tại Canada.

Loại giấy phép tạm làm việc ngắn hạn này là 1 phần trong chính sách phát triển dài hạn của Canada với mục tiêu trở thành quốc gia xuất khẩu giáo dục lớn tương tự Mỹ, Úc, Anh.

2 – Hệ thống giáo dục uy tín

Không cần phải đề cập đến việc được công nhận trên toàn thế giới, yếu tố để đánh giá 1 nên giáo dục có hiệu quả hay không chính là niềm tin của người dân. Ở Canada 90% sinh viên bản địa vẫn tin tưởng hệ thống giáo dục – việc làm của quốc gia mình. Điều này chứng tỏ Canada hệ thống giáo dục vững chắc, có sự liên kết với thị trường việc làm.

Cụ thể, năm 2015, Canada mới đưa hệ thống Express Entry (EE) vào hoạt động. EE là hệ thống xử lý hồ sơ mới của Canada, dùng để tiếp nhận, đánh giá và tính điểm hồ sơ cho các ứng viên nộp đơn xin định cư Canada. Trong đó, sau khi tạo hồ sơ trong EE, các ứng viên tiếp tục tạo hồ sơ trên hệ thống Job Bank – hệ thống ngân hàng việc làm của chính phủ của Canada để các nhà tuyển dụng có thể thấy ứng viên và gửi thư mời làm việc (nếu phù hợp).

Đây sẽ vừa lạ cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với sinh viên quốc tế vì phải cạnh tranh trực tiếp với người bản địa cũng như sinh viên từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Quốc…

3 – Chính sách phát triển các ngành nghề trong khối STEM

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Sự thay đổi của giá dầu (Canada là quốc gia xuất khẩu dầu lớn trên thế giới) cũng như sự yếu đi của nền kinh tế Trung Quốc (Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu rất lớn thứ 2 sau Mỹ với Canada, điều đó lý giải vì sao Canada có nhiều ưu tiên cho sinh, công ty Trung Quốc) đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Canada trong các năm trở lại đây. Điều này được đề cập đến trong kế hoạch chi tiêu ngân sách của Canada 2016 (xem nguồn [1] ở phía dưới)

Vào năm 2015, the Council for Canadian Academies đã cho ra bản báo cáo chuyên sâu về giáo dục dựa trên STEM cũng như tầm quan trọng của nó đến kinh tế Canada (nguồn [2]). Rõ ràng, trong định hướng phát triển của dài hạn, Canada xác sẽ chú trọng phát triển các STEM skills cũng như các nhóm ngành STEM hay nói cách khác, Canada rất cần những nguồn lao động tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Trong khi nguồn lao động trong nước không đủ cung ứng, nguồn lao động nhập cư đặc biệt là từ nhóm du học sinh quốc tế sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Trong khí đó học sinh/sinh viên VN có thế mạnh về toán và khoa học (Việt nam đứng thứ 12 trong danh sách PISA – Bảng xếp hạng kết quả các môn toán, khoa học và kỹ năng đọc của học sinh 15 tuổi trên toàn cầu năm 2013) – điều kiện tốt nếu chúng ta bắt đầu việc du học Canada ngay từ sớm.

  1. Du học định cư Canada có dễ dàng?

Từ 1/1/2015, CIC đã gom 3 business classes là Federal Skilled Worker Program (FSWP), Federal Skilled Trade Program (FSTP) và Canadian Experience Class (CEC) về với một chỗ kêu bằng Express Entry (EE).

Sự ra đời của chương trình EE cũng như các chương trình định cư tỉnh bang được quảng cáo rất mạnh và có vẻ như nhập cư nước ngoài sau khi du học chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Chỉ cần vừa tốt nghiệp, thậm chí chưa cần có việc đã được apply xin định cư. Tuy nhiên thực sự khi đánh giá kỹ chương trình EE các bạn sẽ thất là

Để được cấp thư mời định cư (ITAs), bạn phải đạt số điểm cao hơn so với các ứng cử viên còn lại (cớ chế phát thư mời định cư lấy điểm từ trên cao xuống). Mức điểm sàn để được cấp ITAs trong tháng 9/2016 là 491 điểm trong khi mức điểm trung bình của 1 du học sinh Việt Nam bình thường chỉ ở mức 320 – 350.

Như vậy đối với sinh viên quốc tế, trước khi Express Entry ra đời, sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp, chỉ cần có 1 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada (full-time job offer và thuộc National Occupational Classification – NOC 0, A, B), và 1 số điều kiện khác là có thể xin PR theo chương trình Canadian Experience Class (CEC). Tuy nhiên, sau khi Express Entry ra đời, điều này gần như trở nên bất khả thi. Sau khi đủ điều kiện nộp đơn theo chương trình CEC, sinh viên quốc tế sẽ phải tạo hồ sơ trong Express Entry và cạnh tranh với các ứng viên thuộc các diện khác, ví dụ như Federal Skilled Worker, Federal Skilled Trades hoặc một số chương trình để cử của tỉnh bang. Điểm bất lợi cho sinh viên quốc tế, đó là kinh nghiệm làm việc không nhiều và từ đó, vô hình chung cơ hội đạt điểm cao sẽ giảm xuống. Như vậy, hệ thống Express Entry ở đây đã lấy đi cơ hội của những ứng viên được đào tạo tại Canada (sự thích nghi với môi trường, xã hội Canada chắc chắn sẽ cao hơn các ứng viên chưa từng đến Canada). Bạn có thể tham khảo các link mình để ở cuối bài để hiểu rõ hơn về chính sách định cư Canada nhé.

4. Tăng điểm định cư như thế nào?

Trước những thay đổi trên, là 1 du học sinh Canada, bạn nên:

  1. Cân nhắc độ tuổi đi học để có thể nộp đơn định cư trong khoảng 18-31 tuổi (tốt nhất là 20-29 tuổi). Càng cao tuổi hơn càng mất điểm. Từ 40 tuổi trở đi mất điểm càng nhiều.
  2. Học bậc cao hơn hoặc học chương trình dài hơn. Ví dụ học Master 1 năm cũng được 135 điểm còn postgrad 1 năm chỉ được 90 điểm. Cao đẳng 2 năm (diploma) được 98 điểm so với cao đẳng 3 năm (advanced diploma) hoặc đại học 3-4 năm được 120 điểm. Ngoài ra, sau khi đã tốt nghiệp một bằng 3 năm (advanced diploma hoặc cử nhân BA), học thêm một bằng 1 năm cũng giúp tăng điểm. Bằng 1 năm này có thể là postgrad hoặc Master.
  3. Nâng điểm ngoại ngữ (Ví dụ IELTS). Nếu biết cả tiếng Anh và Pháp thì nên thi chứng chỉ cả hai. Tuy nhiên ngoại ngữ [1] cao điểm gấp nhiều lần ngoại ngữ [2]. Thời gian đầu tư vào học sẽ mất nhiều công sức trong khi điểm tăng không nhiều cho ngoại ngữ thứ 2 (tối đa 24 điểm so với 136 điểm của ngôn ngữ [1] ).
  4. Xin được chỉ định theo chương trình của tỉnh bang (PNP) được 600 điểm. Việc học Master tại Ontario vừa giúp xin được nomination để xin định cư theo chương trình PNP Ontario (thời gian xử lý hồ sơ lâu, khoảng 15 tháng) vừa giúp xin định cư theo Express Entry của Federal (thời gian xử lý hồ sơ nhanh khoảng 6 tháng).
  5. Kinh nghiệm làm việc tại Canada lâu hơn sẽ có thể giúp tăng điểm. Thời điểm nộp đơn để có kinh nghiệm đủ tăng điểm sẽ quan trọng.
  6. Với cùng một bậc học (cao đẳng hoặc đại học, Master), chất lượng (hay ranking) của các trường tại Canada không có tác động trực tiếp trong hệ thống tính điểm của Express Entry này. Tuy nhiên, chất lượng trường sẽ có ảnh hưởng gián tiếp (và có thể nói ảnh hưởng lớn) đến vấn đề cạnh tranh việc làm tại công ty có thể xin Labor Market Impact Assessment (LMIA). Thủ tục làm hồ sơ LMIA rất phức tạp và tốn kém cho công ty. Dù sinh viên có Post-Graduation Work Permit vẫn được đi làm các jobs không cần LMIA, khi nộp hồ sơ xin định cư theo Express Entry sẽ cần LMIA-based jobs.
  7. Sinh viên quốc tế có lợi thế lớn trong việc xin PR vì các bạn là nguồn nhân lực chất lượng cao, chỉnh phủ liên bang và tỉnh bang sẽ luôn ưu tiên cho các bạn. Nhưng các bạn phải (i) cố gắng học thật tốt, đừng quá ham kiếm tiền trong lúc học, đồng ý ai cũng cần tiền, nhưng phải lựa việc nào có thể giúp ích mình sau khi học xong; (ii) làm volunteer thật nhiều, vì volunteer jobs chính là cơ hội networking, mà networking chính là cơ hội cho mình có được việc tốt, có khi cả trước khi ra trường đã có job offer. Đừng ngại công việc “không cao quý” vì chỉ có con người không cao quý chứ hông có việc không cao quý (tất nhiên trừ những gì pháp luật cấm và xã hội lên án). Cơ hội không tới nhiều lần trong đời đâu.
  8. Cần nghiên cứu kỹ stream nào thích hợp nhất cho mình trong cái rừng PNP của nơi mình đang học để lên kế hoạch kiếm việc ngay sau khi đi làm, vì có khi chưa có Letter of Nomination mình đã hết PGWP (lúc đó muốn ở lại làm tiếp chỉ có nước năn nỉ employer xin LMIA cho mình thôi). Nghiên cứu xong rồi khi đi xin việc cũng hỏi họ luôn là họ giúp mình được không? (giúp ở đây đôi khi chỉ là cung cấp letter of employment, offer letter, pay sheets/stubs, business license(s)…). Mà có khi họ muốn giúp cũng không giúp được vì trước mình họ đã giúp người khác rồi (cái này xảy ra hoài).
  9. Mình không chê giáo dục VN (vì mình cũng hưởng đủ 3 năm mẫu giáo + 12 năm phổ thông + 4 năm đại học ở VN) nhưng nó làm cho chúng ta thiếu mấy thứ “tự” rất quan trọng “tự tin”, “tự học”, “tự chủ”, “tự thân vận động”… đó là điều các bạn phải tự soi gương và coi có cần improve không (nếu thiếu).

5. Vừa học vừa làm cần chú ý những gì?

Chương trình liên kết việc làm (Co-op Programs) và Thực tập hưởng lương (Internship) là hai chương trình chính giúp sinh viên kiếm tiền và kinh nghiệm làm việc trong thời gian du học Canada.

Khác với những công việc partime kiếm thêm ở trên, Co-op và internship là hai chương trình giúp sinh viên tiếp cận với các công ty và thực hành kiến thức mình đã học.

Học kỳ Co-op là một kỳ học đặc biệt, thay vì học lý thuyết trên lớp sinh viên sẽ làm việc tại các công ty để lấy tín chỉ. Các học kỳ Co-op sẽ được xen lẫn với các kỳ học lý thuyết của sinh viên. Ngoài việc được thực hành tích lũy kinh nghiệm làm việc thì sinh viên còn được trả lương như một người nhân viên của công ty. Các học kỳ Co-op này là học kỳ bắt buộc nếu bạn lựa chọn học các khóa có học kỳ Co-op.

Trung bình trong các kỳ Co-op sinh viên được trả khoảng 7,000 – 8,000$, cả khóa vào khoảng 22,000 – 23,000$. Mặc dù con số không quá lớn nhưng cũng đủ cho sinh viên chi trả sinh hoạt phí của mình và bắt đầu với cuộc sống tự lập. Ngoài ra học phí của khóa Co-op không cao so với đại học chỉ khoảng 10,000 – 12,000$ 1 năm. Chính vì khóa Co-op là chương trình phù hợp với các bạn có tài chính hạn chế.

Tuy nhiên phải nói rằng không phải ai cũng đủ khả năng để xin được Co-op. Tức là vẫn có những bạn muốn nhưng không thể dành được do sự hạn chế về kỹ năng cá nhân Co-op bản thân nó cũng có hai loại có lương và không lương. Loại không lương – Vì nó là loại hình tận dụng lao động ngoài với chí thấp của các công ty nên không giúp gì nhiều trong việc bạn tích luỹ kinh nghiệm làm việc cho người học sau này. Người học làm việc tay chân vất vả mà không nhận được sự quản lý, truyền thụ có hệ thống từ quản lý cấp trên, cứ cắm đầu làm việc rồi kết thúc khoá học có thể được vài ngìn thêm tiền chang trải nhưng nhìn ra xa thì không được gì cả. Một chương trình co-op có ích bạn nên được trả lương, và vì bạn được trả nên công ty phải xát sao, quán xuyến hỗ trợ theo dõi để sử dụng hợp lý chi phí bỏ ra cho bạn, và bạn cũng được tiếp cận với hệ thống làm việc và cơ chế vận hành của công việc, từ đó có thể áp dụng cho sau này.

Đối với du học sinh thì Visa sẽ không được phép đi làm toàn thời gian của các kỳ Co-op. Chính vì vậy khi xin Visa các bạn phải chú ý đến quy định về Visa Co-op và Intern Student. Để xin cấp Visa cho các học kỳ Co-op bạn phải có Study permit, giải trình về công việc, xác nhận chương trình học có Co-op từ trường và các học kỳ Co-op không vượt quá 50% chương trình học.

Quy định về việc làm thêm khi du học

Học THPT: không được đi làm

Cao đẳng – Đại học: trong lúc học các khoá tiếng anh thì bạn chỉ được làm on-campus. Khi vào khóa chính thì bạn được làm off-campus với thời gian tối đa 20h/tuần. Người phụ thuộc đi cùng bạn (vợ/chồng) được phép đi làm tương đương với bạn.

Thạc sĩ, tiến sĩ: bạn và người phụ thuộc được đi làm không giới hạn.

Việc có thể được đăng trên bảng thông báo của trường nhưng có thể kèm điều kiện của người ứng tuyển. Còn lại chủ yếu do người này biết nói với người kia và Internet / báo giấy.

Các loại công việc làm thêm du học sinh Canada hay làm: chạy bàn trong restaurant, làm nail, làm farm nếu ở nơi nhiều farms. Có người đi dạy kèm hoặc có người quen thì xin đi theo làm sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra cũng có thể xin vào Mall làm cashier, shop assistant… Mức lương thường 10 – 20 CAD/ giờ tuỳ làm việc gì và với ai.

  1. Làm sao để chọn được ngành học?

Nếu đọc kỹ về cách tính điểm EE bạn sẽ thấy việc được được nhập cư vào Canada theo diện CEC buộc bạn có kinh nghiệm làm việc trong 1 trong số các ngành thuộc danh sách National Occupational Classification (NOC) ở vị trí O, A hoặc B. Tuy nhiên không có gì đảm bảo bạn sẽ tìm được việc đúng với cái bạn học. Vì vậy trong bước chọn ngành học, bạn cần căn cứ chính xác vào các yếu tố như: ngành mình thích + khả năng chi trả của gia đình + cơ hội nghề nghiệp/chính sách định cư của ngành nghề đó.

Bạn có thể sử dụng thông tin trên Job Bank – Ngân hàng việc làm – website chính thức của chính phủ với các nghiên cứu thống kê về việc làm và các chương trình học để có thể làm việc trong lĩnh vực đó.

Gõ vào khung tìm kiếm các từ khoá liên quan đến ngành học, ví dụ Marketing, Accounting, Nursing (y tá – điều dưỡng), Kỹ sư máy tính (Computer engineering), Tài chính và quản lý tài chính (Finance and financial management) … Tham khảo các tiêu chí như:

Những người mới tốt nghiệp có tìm được job không (Do recent graduates find jobs?) và sau đó là tỷ lệ tìm được việc làm (employed) và thất nghiệp (unemployed).

Lĩnh vực này trung bình thu nhập bao nhiêu (how much do recent graduates earn)?

Các job nằm trong lĩnh vực Marketing mà những sv mới ra trường đã xin được (what jobs do graduates have?) đi kèm với Top-paying location – những vùng có mức lương cao dành cho những người vừa tốt nghiệp của ngành.

Tiếp theo bạn nên chú ý đến cột Ngành đấy thì học cái gì – where can i study, programs under this field of study. Click vào đó bạn sẽ chọn bang và tìm được trường trong bang đó có offer ngành học liên quan đến ngành bạn học.

Bên cạnh Jobbank bạn có thể tham khảo thông tin về ngành và việc làm Canada tại Linkedin.

Làm sao chọn trường học phù hợp?

Danh sách các tỉnh bang Canada và thành phố chính của mỗi bang

Ontario, Toronto

BC, Victoria

Manitoba, Winnipeg

Alberta, Calgary

Montreal, Quebec

Mỗi tỉnh bang hệ thống trường trung học phổ thông (thpt), cao đẳng, đại học dày đặc phục vụ đa dạng các ngành nghề cho sinh viên.

Tương tự chọn ngành, để chọn được trường phù hợp, bạn cần xác định rõ điều kiện mình như khả năng học tập, điểm trung bình, ngân sách du học…

Về trường học, bạn sẽ cần quan tâm đến danh tiếng của trường trong lĩnh vực bạn chọn; vị trí – vai trò – tầm quan trọng của ngành học trong phạm vi kinh tế của vùng và khu vực; nội dung của khoá học; co-op hoặc internship nếu có.

Ví dụ, nếu đi học du lịch khách sạn thì nên cân nhắc các trường thuộc British Columbia (BC) hơn là Manitoba, nếu học các ngành liên quan đến kinh tế, tài chính kế toán thì Toronto là bang ko thể bỏ qua vì đây là nơi có các trường cao đẳng có co-op nhiều nhất trong nhóm ngành business, tài chính – kế toán.

Học bổng du học Canada cho bậc đại học và thấp hơn hầu như không có, học bổng dành cho sau đại học số lương ít và tiêu chuẩn cao, cạnh tranh cũng cao.

Về vị trí, các trường đóng ở mỗi tỉnh bang khác nhau và có “sức mạnh” khác nhau. Các trường đóng ở khu vực có khí hậu lạnh, ít dân thì cạnh tranh việc làm thấp, học phí rẻ, ngược lại, trường ở những trung tâm kinh tế lớn thì chi phí học cao hơn, cơ hội nhiều nhưng cạnh tranh cũng cao hơn.

Vì vậy việc chọn trường nên dựa trên cơ chế nắm rõ chuyên ngành mình muốn học và tham khảo kỹ thế mạnh của từng trường có chuyên ngành mà bạn muốn. Đặt trong mối tương quan về môi trường học tập, các chương trình co-op, cơ hội nghề nghiệp… để chọn.

Điều kiện cần những gì?

Điều kiện du học Canada vừa khó cũng vừa dễ. Nếu bạn đã nắm vững trong tay những thông tin cần thiết về điều kiện du học Canada và lên được những kế hoạch cho riêng mình thì những điều kiện này sẽ trở nên dễ dàng còn nếu bạn không có đầy đủ thông tin và không có chiến lược để thực thi nó thì mọi thứ sẽ trở nên khó khăn.

Du học canada cần điểm trung bình (GPA)?

Đối với bậc trung học phổ thông: kết quả học tập trong 2 năm gần nhất từ trung bình trở lên
Cao đẳng: điểm trung bình trong 3 năm gần nhất 6.5 trở lên
Đại học: điểm trung bình trong 3 năm gần nhất 7.0 – 8.8 trở lên
Thạc sĩ: tốt nghiệp đại học trung bình khá trở lên. Một số trường yêu cầu kinh nghiệm 1-2 năm, một số trường không yêu cầu.

Điều kiện về điểm tiếng anh (du học canada chấp nhận cả IELTS và TOEFL )

Đối với bậc trung học: không yêu cầu điểm tiếng Anh
Cao đẳng: IELTS 6.0 – 6.5 trở lên, TOEFL 71 trở lên
Đại học: IELTS 6.5 – 7.0 trở lên, TOEFL 79 trở lên
Thạc sĩ: IELTS 7.0 – 7.5 trở lên, TOEFL 90 trở lên

Học thạc sĩ, tiến sĩ Canada tuỳ từng trường sẽ có yêu cầu thêm GMAT/GRE, kinh nghiệm làm việc, thư giới thiệu, nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, study plan…

Hầu hết các trường Đại học tại Canada không nhận sinh vào học tại 3 chuyên ngành sau: Y khoa, Nha khoa và Dược. Nếu du học sinh muốn học 3 ngành này thì phải có điểm trung bình học tập trên 8.5 điểm và có trình độ ngoại ngữ loại giỏi (tối thiểu trên 7.0 IELTS).

Chi phí hết bao nhiêu tiền

1 tháng 1 du học sinh sẽ tiêu khoảng 1,000 – 1,300 $CAD

1 năm – tất cả chi phí (học phí + sinh hoạt phí) – khoá học đại học hết khoảng 30.000 – 45.000 $CAD/năm = 500 triệu – 750 triệu (tỷ giá Vietcombank 1 CAD = 16,859.60 ngày 15-9-2016).
1 khoá 3 năm hết khoảng 1 tỷ – 1.5 tỷ.

Chi phí ăn ở sinh hoạt đi lại cụ thể:

Ăn ở tại ký túc xá: ~ 700 CAD / tháng
Homestay (ăn ở tại nhà người bản xứ): ~ 600 CAD / tháng
Thuê Apartment (share căn hộ): ~ 500 CAD / tháng

Xin visa du học Canada

Visa du học Canada năm 2016 đã có một số thay đổi, đặc biệt là khâu xét Visa du học không cần chứng minh tài chính với chính sách CES (Canada Express Study) chính thức áp dụng 1/3/2016. Chính sách CES là một chính sách mở và rất dễ dàng cho du học canada với thời gian xét hồ sơ nhanh và không cần phải chứng minh tài chính với các điều kiện cụ thể:

Học sinh cần đăng ký theo học tại các trường thành viên thuộc Colleges and Institutes Canada (Tuy nhiên không phải tất cả các trường trong Colleges and Institutes Canada đều được, hiện có 45 trường thuộc diện không phải chứng minh tài chính).

Sinh viên cần đóng học phí trước 1 năm

Mua giấy chứng nhận Đầu tư Đảm bảo (GIC) từ ngân hàng Scotiabank với trị giá 10.000 CAD để chi trả chi phí sinh hoạt trong năm học đầu tiên tại Canada

Sinh viên cần tối thiểu IELTS 5.0 trở lên và không kỹ năng nào dưới 4.5

Hiện tại ở Việt Nam có một số ngân hàng sau chấp nhận cho học sinh chuyển tiền sang Scotiabank:

Tại Hà Nội: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Địa chỉ: 47 – 49 Lý Thái Tổ, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh:
+ Ngân hàng Eximbank. Địa chỉ: 31-33 u Cơ, P. 14, Quận 11, TP. HCM
+ Ngân hàng Sacombank. Địa chỉ: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. HCM

Tại Hải Phòng: Ngân hàng Vietcombank. Địa chỉ: 11 Hoàng Diệu, Hồng Bàng, Hải Phòng

Yếu tố quyết định để xin được visa du học Canada đó là bạn phải chứng minh được có lý do học tập chính đáng, thỏa mãn các điều kiện tài chính, thỏa mãn các điều kiện sức khỏe cũng như lý lịch, và cuối cùng phải chứng minh được sẽ rời Canada trước khi visa hết hạn. Thông thường quy trình làm hồ sơ du học Canada như sau:

Xin thư mời nhập học -> Nhận thư mời nhập học -> Nộp hồ sơ xin thị thực -> Chuẩn bị trước khi bay.

Nhìn chung, hệ thống CES giúp ích hơn cho sinh viên trong việc chứng minh tài chính. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng mọi thứ đã thuận lợi. Tất cả các mặt của hồ sơ vẫn cần chuẩn bị hoàn hảo.

Bậc đại học và thạc sĩ, mục đích học tập rất rõ ràng và thường yêu cầu sinh viên có đủ ngoại ngữ trước khi xin học, do đó hồ sơ visa thường thuận lợi và có xác xuất thất bại thấp.

Hồ sơ xin học cao đẳng + chứng chỉ postgraduate và nếu chưa đủ IELTS cần học thêm tại Canada có xác xuất rớt visa khá cao vì Lãnh Sự Quán không bị thuyết phục bởi các vấn đề phổ biến như:

Sinh viên không có mục tiêu học tập thuyết phục (thể hiện trong việc chọn ngành, nghề, bậc học, trường học, kinh nghiệm và việc học trước, việc giải trình,…)
Thời gian đề xuất học tập tại Canada quá lâu hay không xác định được thời gian học cụ thể tại Canada (với các trường hợp chưa có IELTS hoặc IELTS quá thấp)
Sinh viên lớn tuổi / có gia đình chuyển sang học cao đẳng, không giống nâng cấp trình độ gây nghi ngờ động cơ học tập.

Chứng minh tài chính như thế nào?

Không phải cứ nhiều tiền là xin được visa du học

– Chứng minh một số tiền nhất định trong tài khoản của người bảo lãnh sinh viên đi học.

– Chứng minh nguồn gốc của nguồn tiền hoặc thu nhập của người bảo lãnh du học. Được thể hiện ở một số giấy tờ như: giấy chứng nhận việc làm, bảng lương, bảo hiểm xã hội, kê khai thuế thu nhập cá nhân 6 tháng gần nhất… Cùng các tài sản nếu có như: bất động sản, ô tô, có công ty hoặc cổ phần…

Nhiều người cho rằng chứng minh nhiều tiền, thu nhập cao từ 40tr – 60tr/tháng là có thể CMTC để đậu visa. Thực tế, việc đậu visa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và không có quy định nào cụ thể về số tiền trong tài khoản tiết kiệm. Có người chứng minh cả tỉ 1 năm cũng rớt vì những phần khác không phù hợp.

Để xin visa du học Canada từ tháng 3/2016 bạn sẽ có 2 cách chính:

Theo CES: ưu – không cần chứng minh tài chính. Nhược: chương trình chỉ kéo dài 18 tháng, buộc phải đăng ký từ 1 trường trong danh sách 45 trường của hiệp hội CICan – các trường này chủ yếu là các trường cao đẳng nên sẽ gây khó khăn cho các bạn đã có bằng đại học ở Việt Nam mà theo học khoá cao đẳng. Để khắc phục, bạn có thể xin vào trường trong CICan list cho khoá đại học văn bằng 2.5 năm sau đó có visa rồi sang đây đổi lại khoá học.

Theo cách truyền thống: ưu – nhiều lựa chọn về trường và khoá học mà mình đủ điều kiện, không bị giới hạn thời gian. Nhược: sẽ phải chứng minh sổ tiểt kiệm, bất động sản, công ty, cổ phiếu, tài sản cổ phần… đặc biệt là các giấy tờ liên quan đế đóng thuế có xác nhận của ngân hàng.

  1. Sau bao lâu có visa?

Với những thay đổi mới hướng đến việc giảm thời gian cấp visa, LSQ Canada cố gắng xử lý hồ sơ trong 2 tháng thay vì 3 – 4 tháng như trước đây. Tất nhiên việc sau bao lâu có visa sẽ là case by case, ko cố định.

Khoá học của Canada bắt đầu vào tháng 2 và tháng 9. Gia đình nên bắt tay chuẩn bị hồ sơ trước đó 3 – 4 tháng. Vì việc chứng minh tài chính sẽ mất khá nhiều thời gian. Đặc biệt với các vấn đề về thông tin trong sổ độ, giấy khai sinh, hộ khẩu… cần phải thống nhất. Thủ tục hành chính làm lại giấy tờ ở Việt Nam cũng là vấn đề đau đầu.

  1. Du học Canada có phỏng vấn không?

Thông thường lãnh sự quán sẽ căn cứ và từng hồ sơ để quyết định có phỏng vấn hay không. Nếu bi gọi phỏng vấn thì có nghĩa là lãnh sự quán chưa đủ cơ sở để tin tưởng hồ sơ của bạn, cần gặp bạn để chứng thực lại. Cuộc phỏng vấn thường tiến hành tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong buổi phỏng vấn, du học sinh đem theo tất cả các giấy tờ cần thiết cũng như thư triệu tập phỏng vấn.

  1. Lưu ý khi làm việc với công ty tư vấn

Trước những lời chào mời hấp dẫn “Săn học bổng du học – hiệu quả 100%”, “Học bổng dự bị đại học 50% học phí”, “Du học Canada tỉ lệ Visa đến 90%”, “Có visa sau 15 ngày”… ban đầu Ngân cũng khá là ngợp và nghĩ việc du học đơn giản quá. Nhưng thực tế nghiên cứu sâu vào điểm đến này thì không phải vậy. Chính vì thế bạn cần chú ý khi làm việc với trung tâm, công ty tư vấn du học Canada ở Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hiểu bản chất của vấn đề: Hồ sơ của bạn đẹp, thì công ty nào cũng có thể xin visa được. Quan trọng là: chọn công ty du học đặt quyền lợi của người học lên đầu.

Đưa ra các tư vấn, các hướng đi có thể có trên cơ sở có sự so sánh, phân tích rõ ràng. Ví dụ: nếu nói “du học lương cao” thì người tư vấn nên nói rõ dựa vào thống kê nào? năm nào? lương cơ bản hay lương trung bình hay lương gì?

Quy trình làm việc rõ ràng, tư vấn viên giải thích mạch lạc, logic, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về hệ thống giáo dục, cơ hội nghề nghiệp.

Cung cấp thông tin khách quan, luôn dẫn link từ nguồn chính của website trường, cơ quan chính phủ úc.

Đưa ra các tư vấn khách quan kể cả khi có thể làm thay đổi quyết định đi du học của người học.

Tóm lại là trước khi tìm tới các công ty tư vấn trước hết hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về du học Canada như môi trường học tập, chi phí, bảng xếp hạng… đảm bảo rằng bạn không bị đánh lừa bởi những thông tin sai lệch hay những tin “ai cũng biết”. Hãy thường xuyên quay lại website Ngân Hà Xanh và lưu lại các bài viết hữu ích để có thể tìm được công ty tư vấn du học Canada.

 

0963 192 968