Sau khi thắng cử chính quyền mới tại Đài Loan của bà Thái Anh Văn đề ra “chính sách Hướng Nam mới” trong nỗ lực chuyển đổi mô hình kinh tế của Đài Loan, nhằm đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trong tình hình kinh tế Đài Loan những năm qua quá phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc và cùng với điều đó là phụ thuộc về chính trị.

Việc chính phủ bà Thái Anh Văn thêm chữ “mới” vào tên gọi của chính sách này cho thấy mối quan tâm mới đối với phát triển quan hệ kinh tế với các nước ASEAN và 6 nước Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Năm 1991, trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan, thị trường Trung Quốc chiếm 15.6%, đến năm 2012, con số này lên đến 73%.

Chiến lược kinh tế đối ngoại mới của Đài Loan lấy con người làm trọng tâm, kỳ vọng trong thời gian 5 năm sẽ tích cực thúc đẩy quan hệ giao lưu hợp tác song phương giữa Đài Loan và các quốc gia ASEAN và Nam Á trong các lĩnh vực: nhân lực, sản xuất, đầu tư giáo dục, văn hóa, du lịch, nông nghiệp.

Một số biện pháp đang được triển khai, như thành lập “Văn phòng Chính sách Hướng Nam mới” tại phủ Tổng thống; tổ chức quyên góp để thành lập “Viện Nghiên cứu ASEAN và Nam Á” cấp quốc gia; thúc đẩy giao lưu ngoại giao chính thức, ở các cấp khác nhau với các nước ASEAN để có thể vượt qua rào cản nguyên tắc “Một nước Trung Quốc”; thành lập “Taiwan Desk” tại các quốc gia ASEAN, với mục đích cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư liên quan đến ngành nghề, pháp luật cũng như thuế quan cho các doanh nghiệp Đài Loan.

Đài Loan và các nước Đông Nam Á có mối quan hệ kinh tế thương mại từ lâu. Theo một thống kê, dưới nhiệm kỳ Tổng thống Mã Anh Cửu, tổng vốn đầu tư của Đài Loan vào 7 nước Đông Nam đã tăng lên con số 29,5 tỷ USD trong các năm 2008-2014. Mức độ hiểu biết và tiếp nhận của xã hội Đài Loan đối với các tân di dân mới từ Đông Nam Á có sự thay đổi lớn, đặt nền móng vững chắc cho chính sách mới này của chính phủ.

Việt Nam là một đối tác quan trọng. Số lượng lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan đã vượt qua Thái Lan và Indonesia. Đài Loan lập một số tổ chức dân sự để hỗ trợ người Việt hội nhập vào xã hội Đài Loan.

Đối với học sinh sinh viên các nước Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam sẽ được hưởng một ưu đãi rất lớn từ chính sách Tân Hướng Nam này thông qua chương trinh với tên gọi là“ Chương trình đào tạo bậc đại học liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp”.

Cụ thể năm học 2017-2018 hai trường Đại học Chung Yu và Học viện Kỹ Thuật Lee Ming – Đài loan đang triển khai tuyển sinh chương trình này tại Việt Nam.

Lợi thế của chương trình

Sinh viên có cơ hội học tập ở môi trường quốc tế, trải nghiệm cuộc sống độc lập ở môi trường nước ngoài.

Học tập và thực hành các nội dung được học từ những năm đầu tiên khi học Đại học.

Gia đình không cần chu cấp bất cứ một khoản chi phí nào cho các em sau khi các em sang học và thực tập tại Đài Loan (Sau khi có giấy phép thực tập, khoảng 1 tháng sau khi nhập học).

Nhà trường cam kết hỗ trợ giới thiệu việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp tại Đài Loan hoặc về Việt Nam.

Chi tiết về đối tượng tuyển sinh, ưu đãi mà học sinh sinh viên Việt Nam được hưởng từ chương trình và các thông tin giới thiệu các trường, doanh nghiệp thực tập, thông tin về học phí, ký túc xá, mức sinh hoạt và thu nhập từ việc thực tập của các em trong suốt thời gian học tập và thực tập tại Đài Loan đối với các chương trình thực tập hưởng lương và thông tin Chương trình học của các em học sinh, môi trường thực tập của các em trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp.

Chúng tôi sẽ cung cấp cụ thể cho quý phụ huynh và các em học sinh trong bài tiếp theo của chuyên đề về Chính Sách Hướng Nam của Đài Loan

Chúng tôi trân trọng cảm ơn Quý vị phụ huynh và các em học sinh đã giành thời gian để nghiên cứu thông tin và mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ làm hài lòng quý vị và các em học sinh.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở công ty: số 12 ngách 8 ngõ 5 Láng Hạ – Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

Email: ciczone.jsc@gmail.com

Website: ciczone.edu.vn

Điện thoại : 04.2213 8383 – 0963 19 29 68 – 0962 99990

0963 192 968