Sống cho đam mê – mọi bí quyết, mọi chiến lược du học nghe thì to tát, nhưng thực ra chỉ là xuất phát từ một phần nhỏ bé trong cơ thể của mỗi bạn: từ trái tim, từ đam mê cháy bỏng của các bạn.
Sinh viên của MIT không chỉ học giỏi mà còn “bá đạo” với Hack (MIT’s spank). Phẫn nộ với việc cảnh sát phạt đậu xe vô lý, một nhóm sinh viên đã bí mật dựng mộ hình xe cảnh sát như thật, và đặt lên trên nóc nhà cao nhất của trường, sau đó đính parking ticket cho xe cảnh sát vì đậu sai quy định :))) Cho đến nay vẫn không ai biết tại sao nhóm sinh viên có thể đưa xe cảnh sát lên đỉnh toà nhà đó. Chiếc xe này được giữ lại trong phòng trưng bày Hack của MIT.
Để bắt đầu, xin trích dẫn lời khuyên của nhà báo giáo dục James Marshall Crotty, người thường xuyên viết cho Forbes: “Các trường đại học, cũng giống như bạn đời tương lai,cũng giống như các công ty, luôn muốn thấy bạn hết mình theo đuổi đam mê… Hãy dấn thân vào dự án hay hoạt động nào đó mà bạn yêu thích tận đáy lòng. Có thể là chơi bóng đá, chơi cờ, tham gia câu lạc bộ toán học, biểu diễn, hay hoạt động xã hội. Điều cốt lõi ở đây là cam kết sống cho đam mê. Hãy nhớ rằng các trường hàng đầu không yêu cầu bạn phải xuất sắc toàn diện. Họ mới là người tìm kiếm sinh viên để xây dựng những lớp học toàn diện, được tạo nên từ những sinh viên chuyên sâu tài năng nhất thế giới. (Theo Christian Science Monitor).
Còn gì hạnh phúc, và dễ dàng hơn, khi chỉ đơn giản sống cho đam mê, ta có được mọi thứ: vào được trường yêu thích, và sau này, thành công vượt bậc trong cuộc sống.
Hãy điểm qua những nhân vật luôn nói rằng họ làm việc vì họ yêu công việc của họ, chứ không phải vì tiền: Đó là Bill Gates, là Steve Jobs, là Mark Zuckerberg, là Jessica Alba (diễn viên và đồng sáng lập của Honest Company, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cho em bé có nguồn gốc thiên nhiên, xuất phát từ ham muốn làm ra sản phẩm tốt cho chính con của mình). Đam mê – tình yêu – luôn là động lực lớn nhất để mỗi chúng ta đạt được mục tiêu đặt ra, thậm chí vượt quá cả năng lực thông thường của bản thân mình. Cũng chính nhờ đam mê cháy bỏng, mà khi vấp ngã, gặp trở ngại trên đường đời, những nhân vật này chỉ thêm mạnh mẽ, thêm quyết tâm để đi tới cùng đam mê của họ, thay vì bỏ ngang giữa đường. Steve Jobs đã ê chề thất bại khi bị loại ra khỏi chính công ty mình lập nên, bởi một nhân vật do chính ông tuyển dụng về. Cả một thời gian dài, Jobs phải làm công việc dù có thích, nhưng chưa phải là đam mê cháy bỏng của ông. Vì thế ông quyết tâm trở lại Apple bằng mọi giá, sẵn sàng nhận mức lương $1/năm để hiện thực hoá ước mơ đeo đuổi ông từ thời trẻ, từ những ngày công nghệ điện thoại máy tính vẫn còn rất sơ khai: Chiếc điện thoại chỉ có 1 nút bật tắt duy nhất để thân thiện với những người không giỏi công nghệ phức tạp. Chiếc máy tính mỏng như từ giấy để mọi người dễ dàng mang nó đi mọi nơi.
Quay trở lại vấn đề sống cho đam mê để có thể vào trường hàng đầu của Mỹ, chúng tôi trích ngang lý lịch của một vài sinh viên mới được nhận vào cả 8 trường Ivy League của Mỹ mùa Thu năm 2015.
Harold Ekeh, New York
GPA: 100,5%
SAT: 2270
Theo Christian Science Monitor: Ekeh là bằng chứng sống động cho bí quyết được nhận vào nhóm trường Ivy League, đó là Đam Mê.Khi lên 11, bà của Ekeh bị mất trí nhớ. Điều này khiến cậu bé nuôi dưỡng khát khao khám phá nguyên nhân của căn bệnh. Cậu nói: trong khi các bạn khác muốn trở thành người hùng, thành cảnh sát, thì tôi lại muốn tìm hiểu những gì xảy ra bên trong cơ thể con người. Không chỉ ngồi mơ mộng, cậu bắt tay vào việc, thực hiện những thí nghiệm sinh hoá. Cậu muốn tìm ra cách chữa trị căn bệnh mà bà cậu đã mắc phải. Đầu năm 2015, cậu đã lọt vào vòng bán kết cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khoa học của Intel, và tiếp đó là thành công ngoài mong đợi khi cả 8 trường IvyLeague chấp nhận.
Pooja Chandrashekar, Virginia
GPA: 4,57
SAT: 2390
13 AP
Sáng lập tổ chức phi lợi nhuận giúp học sinh nữ bậc phổ thông tham gia vào các chương trình STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ sư, Toán) Phát triển ứng dụng trên điện thoại di động phân tích giọng nói để dự đoán người mắc bệnh Parkinson, chính xác tới 96%.Ngoài việc học tập tốt ở trường, Pooja luôn thách thức bản thân ở những khoá học nâng cao, tham dự các khoá học hè về chuyên ngành cô chọn, thực hiện các dự án khoa học mà cô muốn đào sâu nghiên cứu. Bà Hiệu trưởng trường trung học của cô nhận xét: Pooja là cô gái STEM siêu việt, cô khiêm tốn đeo đuổi đam mê của mình với lòng hiếu kỳ cao độ.
Đam mê là chìa khoá thành công, nhưng với những bạn chưa rõ mình đam mê cái gì thì làm thế nào?
Đối với các bạn đang ở cận tuổi muốn du học, để xác định đam mê, các bạn hãy: Dành một vài ngày, tuần, hoặc tháng để suy ngẫm về những trải nghiệm đã qua của mình. Cái gì khiến bạn vui sướng khi làm, khiến bạn nhớ mãi, khiến bạn muốn tìm hiểu thêm, khiến bạn muốn luyên thuyên nhiều ngày trời về đề tài đó, thì đó chính là đam mê.
Nếu bạn xác định được một cái gì đó, nhưng có vẻ như chưa thật sự là cái bạn đam mê, vẫn còn cái gì đó thiếu thiếu. Hãy tạo cho mình cơ hội Trải Nghiệm thêm. Trải nghiệm, thực hành, sẽ giúp bạn đánh giá liệu mình có thực sự thích cái đó không, hay đam mê nằm ở lĩnh vực khác. Các bạn cũng nên lưu ý rằng, cần phải kiên trì. Và nếu bản thân các bạn chưa đủ kinh nghiệm để xác định, hãy nhờ các chuyên gia trong ngành các bạn tìm hiểu, nhờ những nhà giáo uy tín có khả năng đánh giá năng lực và định hướng tương lai cho các bạn.
Có thể một số bạn tự hỏi, đam mê là vậy nhưng liệu theo đuổi đam mê có kiếm tiền được, có đảm bảo cuộc sống không? Ở Mỹ, hay Việt Nam sau này khi các bạn trở về, xã hội phát triển ở cấp độ cao, có rất nhiều cơ hội việc làm, nghề nghiệp phù hợp với đam mê của các bạn. Bạn chỉ cần biết rằng, khi ta mê cái gì, ta luôn làm tốt, ta luôn dành trọn vẹn nhiệt huyết cho nó. Vì thế, việc cần làm là xác định đam mê và theo đuổi đến cùng.
Đối với những phụ huynh muốn giúp con nhỏ, chúng ta cũng làm trên nguyên tắc tạo môi trường cho con cái Trải Nghiệm. Còn nhỏ thì cho các bé chơi trò nhập vai (hay chơi đồ hàng), thực hành kiến thức đơn giản trong sách. Con cái lớn hơn có thể nâng cao độ khó của môi trường trải nghiệm. Ở Việt Nam dù không đủ giáo cụ vẫn có những cách thức phát triển đam mê: cho đi phụ việc sớm, tiến hành các thí nghiệm nho nhỏ, tổ chức các hoạt động xã hội…
Nếu cha mẹ nào muốn con làm một nghề nào đó, nên cho con đi đến môi trường thật quan sát và làm thực tế. Nếu trẻ tìm thấy đam mê trong nghề đó sau một thời gian thử nghiệm thì hãy khuyến khích trẻ theo đuổi. Nếu trẻ mê cái khác thì hãy hỗ trợ trẻ theo đuổi ước mơ. Không nên ép trẻ đi theo nghề mà mình thích, mình muốn. Nhiều bạn trẻ học chỉ vì muốn làm hài lòng cha mẹ, sau này khi đi làm một thời gian mới thấy trái tim mình không dành chọn cho việc mình làm, rốt cuộc phải đi làm nghề tay trái. Cách làm này khiến gia đình tốn kém tiền bạc, mà quan trọng hơn là khiến trẻ lãng phí một khoảng thời gian quý giá trong cuộc đời của mình.
Trên thực tế, những nhân vật xuất chúng đều bộc lộ đam mê từ rất sớm, và dành nhiều thời gian theo đuổi đam mê đó. Trí não của con người phát huy tốt nhất ở lứa tuổi trước 40, nên các bạn trẻ và phụ huynh cần tập trung sớm để giúp trẻ xác định đam mê và theo đuổi đến cùng.
Một số người cho rằng trẻ sống trong gia đình có điều kiện nên không có đam mê là không đúng. Bill Gates sinh ra trong gia đình tri thức khá giả nhưng lại rất thành công về cả nghề nghiệp và tiền bạc. Cha mẹ luôn luôn có thể tạo môi trường khuyến khích trẻ học hỏi và phấn đấu, nếu phát hiện ra được đam mê đích thực, và tích cực của trẻ. Trong quá trình đánh giá đam mê của trẻ, cha mẹ cũng không nên cứng nhắc. Nếu trẻ mê truyện tranh, thích vẽ truyện tranh thìcứ để trẻ theo đuổi đam mê đó. Bé có thể học chuyên vẽ truyện tranh, hoặc học chuyển qua dựng phim hoạt hình 3D trên máy tính, một nghề hiếm và có thu nhập rất cao.
Nói tóm lại, Đam Mê và chỉ Đam Mê mới nên là kim chỉ nam của cuộc đời, của hành trình học tập. Các trường của Mỹ có đủ tiền và đủ hào phóng để nhận những bạn trẻ thú vị, có những đam mê đặc biệt, những người sẽ góp phần tạo nên môi trường học thú vị, và sau này sẽ tạo nên những giá trị thú vị cho xã hội, để lại tiếng thơm cho trường.
Nguồn: sưu tầm