Khi nào đề thi TOEIC mới sẽ được áp dụng tại Việt Nam?

TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication – Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ).

Trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC trở nên phổ biến tại Việt Nam và trở thành tiêu chuẩn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của sinh viên và người đi làm.

Hiện nay, hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học đều lựa chọn chứng chỉ TOEIC là một trong những tiêu chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp.

Tuy nhiên, Viện Khảo Thí Giáo Dục Hoa Kỳ (ETS), đơn vị ra đề thi TOEIC, mới đây đã thông báo việc thay đổi cấu trúc đề thi TOEIC sẽ được áp dụng bắt đầu từ tháng 4 năm 2018, sau 2 năm áp dụng thí nghiệm ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, theo Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam – đại diện quốc gia của ETS thì “sẽ có thông báo 6 tháng trước khi chính thức có sự cập nhật trong cấu trúc đề thi TOEIC để thí sinh có sự chuẩn bị và ôn tập”. [1]

Thông tin này khiến nhiều người hoang mang, lo ngại, đặc biệt là các bạn sinh viên.

Bởi lẽ, việc thay đổi cấu trúc đề thi TOEIC cũng đồng nghĩa với việc độ khó trong đề thi sẽ tăng lên.

Đề thi TOEIC kiểu mới sẽ thay đổi như thế nào?

Cấu trúc đề thi TOEIC mới sẽ có nhiều thay đổi so với đề thi TOEIC hiện tại.

Đề thi TOEIC mới vẫn gồm hai phần là nghe và đọc với số lượng câu hỏi giữ nguyên là 100 câu cho mỗi phần và thời gian làm bài vẫn như cũ là 120 phút được chia đều cho nghe 45 phút và đọc 75 phút.

Tuy nhiên, số lượng câu hỏi của mỗi phần có sự thay đổi và thêm một số dạng bài tập mới đưa vào các phần.

Những thay đổi trong phần nghe TOEIC
Đề thi TOEIC kiểu cũ Đề thi TOEIC kiểu mới Các dạng bài tập mới
Part 1: Miêu tả tranh 10 câu 6 câu (giảm 4 câu) ·         Không có
Part 2: Hỏi & đáp 30 câu 25 câu (giảm 5 câu) ·         Bài nghe sẽ có các cụm từ nói lướt, nói tắt (ví dụ như: going to => gonna, want to => wanna).

·         Bài nghe có các câu không đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ (ví dụ: Yes, in the minute; Down the hall).

Part 3:

Đoạn hội thoại

30 câu:

10 đoạn hội thoại

3 câu hỏi mỗi đoạn

39 câu (tăng 9 câu):

13 đoạn hội thoại (tăng 3 đoạn.

3 câu hỏi mỗi đoạn

·         Có một số đoạn hội thoại có 3 người nói chuyện (trong khi đề cũ chỉ có 2 người).

·         Dạng câu hỏi yêu cầu người nghe phải ngụ ý của câu nói trong ngữ cảnh nhất định.

·         Dạng câu hỏi có biểu đồ, bảng biểu yêu cầu người nghe phải biết liên kết thông tin và thực sự “hiểu”.

Part 4: Bài nói chuyện ngắn 30 câu 30 câu ·         Dạng câu hỏi yêu cầu người nghe phải ngụ ý của câu nói trong ngữ cảnh nhất định.

·         Dạng câu hỏi có biểu đồ, bảng biểu yêu cầu người nghe phải biết liên kết thông tin và thực sự “hiểu”.

Những thay đổi trong phần đọc TOEIC
Đề thi TOEIC kiểu cũ Đề thi TOEIC kiểu mới Các dạng bài tập mới
Part 5: Điền vào câu 40 câu 30 câu (giảm 10 câu) ·         Không có
Part 6: Điền vào đoạn văn 12 câu 16 câu (tăng 4 câu) ·         Dạng câu hỏi yêu cầu người đọc điền một câu vào chỗ trống thay vì chỉ điền một từ hoặc cụm từ như trước.
Part 7: Đọc hiểu đoạn văn 48 câu 54 câu (tăng 6 câu) ·         Có thêm các bài đọc gồm ba đoạn văn nhỏ.

·         Có thêm bài đọc thuộc dạng tin nhắn điện thoại, tin nhắn chat,…

·         Dạng câu hỏi yêu cầu người đọc đưa ra ngụ ý của người viết dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn.

·         Dạng câu hỏi yêu cầu người đọc điền câu cho sẵn vào 1 trong 4 chỗ trống trong bài đọc sao cho phù hợp.

Vì sao việc thay đổi đề thi TOEIC lại là mối quan ngại?

Như đã nói ở trên, việc thay đổi cấu trúc đề thi TOEIC cũng đồng nghĩa với việc độ khó trong đề thi sẽ tăng lên.

Trong khi đó, tại Việt Nam, trình độ tiếng Anh của người dân nói chung và sinh viên nói riêng vẫn ở mức thấp.

Năm 2016, Viện khảo thí Giáo dục Mỹ (ETS) công bố Báo cáo toàn cầu theo định kỳ về năng lực tiếng Anh của người sử dụng ở nhiều nước thể hiện trên bài thi TOEIC.

Trong báo cáo này, Việt Nam chỉ đứng thứ 44/50 quốc gia về điểm số của đề thi TOEIC. [2]

Chia sẻ về những khó khăn mà các bạn sinh viên sẽ gặp phải đối với đề thi TOEIC kiểu mới, cô Đỗ Vân Anh, giảng viên của Trung tâm Anh ngữ Athena cho biết:

Với cấu trúc đề thi mới ta thấy rõ ràng:

Về phần nghe:

Part 1 và part 2 đã giảm xuống. Đây là hai part dễ ăn điểm với hệ thống mẹo làm bài tương đối phong phú và hoàn thiện, thậm chí không nghe ra vẫn có thể chọn đúng.

Còn part 3 tăng lên với những đoạn hội thoại có cả ba người nói.

Điều này cho thấy ETS yêu cầu khả năng nghe hiểu của thí sinh tăng lên trông thấy chứ không chỉ nằm ở việc bắt “từ khóa” hay dùng mẹo.

Do đó những bạn nào quen học mẹo làm bài ở đề thi cũ, sang thi đề TOEIC mới này sẽ không áp dụng được nhiều.

Về phần đọc:

Người ra đề muốn thí sinh tăng khả năng đọc hiểu và vốn từ vựng lên. Part 6 và part 7 đều là phần khá dài, đề bài tăng số câu nhưng thời gian không thay đổi, điều này tương đương với việc “TỐC ĐỘ ĐỌC” và “KHẢ NĂNG HIỂU” trong ngữ cảnh của thí sinh cũng phải tăng lên nhiều.

Đối với việc thay đổi cấu trúc đề thi TOEIC đòi hỏi thí sinh phải trang bị nhiều kỹ năng hơn, phải có sự hiểu và sử dụng tiếng Anh mức độ thành thạo hơn mới có thể đạt điểm cao được.”

Đề thi TOEIC kiểu mới tuy có nhiều dạng bài tập mới nhưng bản chất không có thay đổi gì nhiều so với đề thi TOEIC cũ. Trên thực tế, đề thi mới sẽ sát với thực tế hơn.

Việc thay đổi cấu trúc đề thi TOEIC tuy khiến các bạn sinh viên gặp nhiều khó khăn hơn trong việc học tập nhưng ứng dụng thực tiễn của đề thi cũng giúp các bạn có cơ hội nâng cao khả năng tiếng Anh của mình trong cuộc sống chứ không đơn giản là học để thi như trước.

 

nguồn: giaoduc.net.vn

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỐ PHẦN THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ MIỀN GIÁO DỤC – CICZONE

Số 12, ngách 8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Tel: 04. 2213 8383 – 0963192968 – 0962 599990

Email: ciczone.jsc@gmail.com                                  website: ciczone.edu.vn

0963 192 968