GS John Vũ là kỹ sư cao cấp tại hãng Boeing trong hơn 20 năm qua và còn là một dịch giả uyên thâm nổi tiếng với bút danh Nguyên Phong khi dịch các cuốn sách “Hành trình về phương Đông”, “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Đường mây qua xứ tuyết”, “Bên rặng Tuyết Sơn”, “Minh triết trong đời sống”… Ông vừa có những chia sẻ thú vị quanh chuyện đi du học. Chúng tôi xin giới thiệu với quý độc giả những chia sẻ đáng tham khảo của GS.
Đi học nước ngoài là đầu tư chính của gia đình. Mọi bố mẹ đều hy vọng rằng bằng việc cho con cái mình đi học ở nước ngoài, chúng sẽ nhận được giáo dục tốt nhất và làm tốt trong nghề nghiệp của chúng. Tuy nhiên, để cho con cái thành công, họ cần được chuẩn bị nhiều năm trước khi rời khỏi gia đình.
Với nhiều gia đình, việc chuẩn bị có nghĩa là học một ngoại ngữ. Một số gia đình cho con cái vào trường ngôn ngữ đặc biệt khi chúng còn nhỏ. Nhưng học ngoại ngữ là không đủ vì học sinh cũng phải học cách học và phải có trách nhiệm cho bản thân chúng. Việc tìm ra cách học tốt nhất là quá trình mất thời gian và nên được dạy khi học sinh còn nhỏ. Những học sinh học “nhồi nhét” vài ngày trước khi thi sẽ không bao giờ học tốt trong hệ thống giáo dục mà việc ghi nhớ là không cần thiết nhưng tư duy phê phán lại được yêu cầu. Tôi đã thấy nhiều học sinh học bằng ghi nhớ thường bị hoảng sợ và thất vọng trong kỳ thi, vì đó không phải là điều họ mong đợi.
Là giáo sư, tôi nhận được nhiều câu hỏi như: “Tại sao thầy không hỏi về định nghĩa?” Hay “Tại sao bài kiểm tra của thầy là khác?” Học sinh thường bị choáng về điểm của họ trong bài kiểm tra đầu tiên. Với học sinh hàng đầu trong trường, bị điểm “C” hay “D” trong lớp đầu tiên có thể gây buồn nản. Tôi thường đảm bảo với họ: “Bài kiểm tra thứ nhất không phải là đánh giá về năng lực của em. Nó chỉ để cho em biết em học tốt đến đâu và em biết bao nhiêu. Nếu cách em học mà không hiệu quả thì đổi nó đi. Sẽ có nhiều bài kiểm tra nữa trong lớp này”.
Phần lớn các đại học Mỹ yêu cầu học sinh đọc nhiều. Trong nhiều môn học có dùng phương pháp “Học chủ động”, học sinh được yêu cầu đọc tài liệu trước khi lên lớp để cho họ có thể tham gia vào các hoạt động thúc đẩy học sâu.
Vấn đề là nhiều học sinh không có kỹ năng đọc tốt, họ không thể hoàn thành được các bài phân công đọc hay đôi khi thậm chí không đọc chúng chút nào. Họ né tránh tham gia vào thảo luận trên lớp và thường ẩn sau những học sinh khác và hy vọng rằng họ không bị gọi trả lời câu hỏi. Trong lớp học lớn hơn, một số tránh sự chú ý, vì tri thức của họ là nông, nhiều người không làm tốt bài kiểm tra. Không có nền tảng vững, họ không thể đi xa và thường có vấn đề với các môn học về sau.
Tôi thường khuyên họ: “Nếu các em không có kỹ năng đọc tốt khi còn nhỏ, các em phải để thời gian phát triển nó bây giờ. Cố dành ít nhất một giờ mỗi ngày để đọc sách để phát triển thói quen này”. Đôi khi tôi đùa: “Thầy ngụ ý việc đọc sách tốt, không phải là đọc Facebook hay Twitter”.
Với những học sinh đang lập kế hoạch đi học nước ngoài, bên cạnh việc học ngoại ngữ, điều rất quan trọng là phát triển kĩ năng đọc của các em sớm nhất có thể được. Lời khuyên của thầy là: Các em cần kỹ năng đọc, không nhất thiết đọc trong ngoại ngữ. Nếu các em có thể đọc sách tốt mọi tuần, các em có thể phát triển thói quen tốt trong vài tháng.
(còn tiếp)
nguồn: sưu tầm