Dịch thuật là gì?
(Translation )Dịch thuật là gì? Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương – văn đích hay là bản dịch.
Trong dịch thuật, người ta thường chia thành biên dịch và phiên dịch. Biên dịch thường được hiểu là dịch văn bản, từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Trong khi đó, phiên dịch thường được hiểu là dịch nói, hoặc là diễn giải lại câu của người khác sang ngôn ngữ để người nghe hiểu.
“Dịch” (易) có nghĩa là “thay đổi”, “biến đổi”; “thuật” (術) có nghĩa là “kỹ thuật”, “học thuật”, “phương pháp”. Vậy “dịch thuật” có nghĩa là “phương pháp chuyển đổi” từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Thuật ngữ và khái niệm dịch thuật gồm có:
- Các bước dịch thuật
- Kỹ năng dịch thuật
- Dịch thuật và luận giải
- Quy trình kiểm tra chất lượng bản dịch
Vì sao cần dịch thuật?
Dịch thuật không phải là một môn khoa học chính xác mà là một sản phẩm trí tuệ. Trong đó, mức độ tập trung khác nhau của cùng một chuyên viên ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Đó là chưa kể đến những sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn được thực hiện bởi những nhóm hoặc điểm dịch thuật tự do, thiếu kinh nghiệm và không đủ kỹ năng. Quan trọng hơn cả, mỗi một từ là một quyết định của người dịch thuật, mà quyết định của một người thì có thể đúng và rất có thể sai. Khả năng mắc lỗi tỉ lệ thuận với với số từ cần chuyển ngữ. Đó là những lý do cần phải có sự bảo đảm chặt chẽ về chất lượng. Nếu không có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.
Dịch thuật trong nhiều lĩnh vực đa dạng như:
- Dịch thuật chuyên ngành, chuyên đề, tiểu luận, bài luận ..
- Dịch thuật chính trị, kinh tế và xã hội, môi trường
- Dịch thuật trong y học, quân sự, giáo dục …