10 Tỉnh và 3 Vùng Lãnh Thổ Canada
British Columbia (BC)
Thủ Phủ: Victoria
British Columbia là tỉnh cự Tây của Canada là một trong những vùng nhiều núi non nhất Bắc Mỹ. Là tỉnh miền duyên hải nên BC được xem là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và Châu Á. Chung quanh là tỉnh Alberta, lãnh thổ Yukon và nhiều tiểu bang của Mỹ kể cả Alaska. Khí hậu BC dễ chịu, hoa nở rộ vào đầu tháng 2. BC đón khoảng 10.000 người Canada từ những nơi khác và người nước ngoài đến định cư trong tỉnh bang hàng năm, dân số hiện nay lên quá 3,3 triệu. Vancouver, cảng hàng không lớn nhất trên bờ Thái Bình Dương của Bắc Mỹ có dân số chừng 1,5 triệu, là đô thị lớn hàng thứ ba của Canada.
Alberta
Thủ Phủ: Edmonton
Cây hoa biểu tượng là hoa Hồng Dại và châm ngôn của tỉnh là “ Hùng mạnh và tự do”, phản ánh lối sống độc lập của người dân Alberta. Alberta là tỉnh cực Tây, kế cận BC, diện tích 600.000 km2, dân số trên 2 triệu, phía Đông giáp tỉnh Saskatchewan. Phía Tây là rặng núi đá (Rocky Mountains) và BC, phía Bắc là lãnh thổ Tây Bắc và phía Nam là bang Montana của Mỹ. Biểu tượng trên chiếc khiên của Alberta diễn đạt sự phong phú đa dạng của tỉnh, núi non và những cánh đồng lúa mì nổi bật cũng nói lên sự phong phú của năng lực, rừng cũng như các nguồn nông nghiệp đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng của tỉnh.
Manitoba
Thủ Phủ Winnipeg
Đây cũng là trung tâm trọng yếu về số sắc tộc, kinh tế nông nghiệp và quặng mỏ, Manitoba là một trong 3 tỉnh đồng cỏ trung tâm Canada, chung quanh là Ontario, Saskatchewan, lãnh thổ Tây Bắc, Vịnh Hudson và nước Mỹ. Trong nhiều năm phần lớn dân Manitoba là người gốc Anh. Nhưng những thay đổi về chính sách cư trú, về sau đã biến đổi Manitoba không còn là một sắc tộc cư dân. Có trên 700 tổ chức trong tỉnh ủng hộ người Canada và người Canada di trú. Khoảng 60% của một triệu dân của tỉnh sống trong thành phố Winnipeg, thủ phủ của Manitoba. Manitoba là tiếng gốc địa phương có nghĩa “ Cốt tủy của linh hồn vĩ đại”
Ontario
Thủ Phủ: Toronto
Đây là trung tâm tài chính kỹ nghệ của Canada, có thác nước nổi tiếng thế giới Niagara, thủ đô Canada là Ottawa, và rất đông dân cư nói tiếng Pháp. Giáp với Quebec về phía Đông, Manitoba về phía Tây, vịnh Hudson và vịnh James về phía Bắc, sông St. Lawrence và Ngũ Đại Hồ ở phía Nam. Đây là tỉnh lớn thứ nhì của Canada, 1.1 triệu km2 hơn nửa triệu là hồ và 60.000 km đường sông. Nhìn tổng quát đây là mảnh đất rộng hơn cả Pháp và Tây Ban Nha gộp lại, dân số hơn 10 triệu. Ở Toronto ta có thể nhận thấy rất nhiều về sinh hoạt văn hóa, kinh tế cũng như tháp CN, kiến trúc đứng riêng biệt cao nhất thế giới. Ontario thường được cho là bắt nguồn từ tiếng Iroquois, từ “Skanadario” có nghĩa dòng nước đẹp.
Québec
Thủ Phủ: Ville de Québec
Quebec rộng gấp 3 lần nước Pháp và 7 lần nước Anh, là tỉnh lớn nhất của Canada, chung quanh là Ontario, New Brunswick và Labrador (phần đất chính của tỉnh Newfoundland) và Mỹ. Diện tích là 1.450.680 km2 ; 80% dân Quebec sống ở các trung tâm đô thị dọc theo bờ sông St. Lawrence lịch sử xinh đẹp. Montreal và ngoại ô có 3 triệu dân, nổi tiếng về tính lịch sử phong phú cũng như hoạt động văn hóa sôi động, tân tiến. Đô thị Quebec là thủ phủ của Tỉnh và là đô thị lớn hàng thứ 3. Hơn 5 triệu trong tổng số 7 triệu dân Quebec là người gốc Pháp, 82% người Quebec nói tiếng Pháp.
Newfoundland
Thủ Phủ : St. John’s
Tọa lạc tại phía Đông Bắc của Bắc Mỹ, nhìn ra phía Bắc Đại Tây Dương là tỉnh về phía cực Đông của Canada. Tỉnh gồm 2 đơn vị địa lý: Newfoundland và Labrador. Người định cư từ lâu là dân Basque đánh cá từ thế kỷ XVI cho đến vua biển Viking. Hiện tại dân số là 670.000, phần lớn là hậu duệ của dân định cư từ Tây Nam Anh Quốc và Nam Ái Nhĩ Lan, họ đã đến đây vào cuối những năm 1700 và đầu 1800, lý do chính là đánh bắt cá vẫn tiếp tục là vùng đất đông dân nhất. St. Johns là trung tâm thương mại, lịch sử và là thủ phủ của Newfoundland là đô thị lớn nhất của tỉnh với dân số 172.000 người.
New Brunswick
Thủ Phủ: Fredericton
Đây là tỉnh ven biển vùng phía Đông của Canada, có di sản văn hóa đa dạng và hấp dẫn. Tỉnh này giáp với Nova Scotia, Quebec và bang Maine của Mỹ hình chữ nhật trải dài khoảng 322km từ Bắc xuống Nam và 242 km từ Đông sang Tây, rất giàu nguồn liệu thiên nhiên; ba mặt giáp biển, gồm vịnh St. Lawrence, eo Northumberland và vịnh Fundy. Vịnh Fundy ở phía cự Đông của Tỉnh, thủy triều dâng len đến 54 feet, cao nhất trên thế giới. Dân cư khoảng 723.000 người, chừng 35% nói tiếng Pháp, do có khoảng 500.000 dân thuộc sắc tộc Acadia sống ở đây, Acadia nguyên là thuộc địa của Pháp thiết lập vào những năm 1500
Saskatchewan
Thủ Phủ Regina
Còn được gọi là vựa bánh mì của Canada, nổi tiếng về đồng lúa và đồng cỏ. Tọa lạc tại phía Tây Canada, Saskatchewan giáp ranh giới với lãnh thổ Tây Bắc và Mỹ. Tỉnh có hình chữ nhật, rộng 651.900km2, dân số khoảng 1 triệu, khoảng 3% dân số Canada. Dân Saskatchewan gồm nhiều sắc tộc, mảnh đất và bầu trời như dàn trải vô tận nên tỉnh này nổi tiếng với hoàng hôn tuyệt đẹp.
Prince Edward Island
Thủ Phủ: Charlottetown
Lịch sử Canada được làm sống lại và cử hành tại Charlottetown của đảo này. Hội nghị Charlottetown vào năm 1864 là hội nghị đầu tiên dẫn đến tuyên ngôn của nước Canada bảo hộ vào năm 1867. Do hội nghị này mà ngày nay Charlottetown được gọi là chiếc nôi của liên bang. Đảo chỉ đo được 280km, nên du khách có thể đi hết ngõ ngách. Đất màu mỡ, khí hậu ôn hòa biến đảo thành nơi lý tưởng để trồng tỉa đủ loại hoa màu. Một nửa diện tích dùng để canh tác nên đảo còn được gọi là Tỉnh Vườn. Đảo nổi danh với đất đỏ và những đụn cát trên 800 km bãi biển. Vào 1991, dân số của đảo là 130.000, Charlottetown là 33,000 dân.
Nova Scotia
Thủ Phủ: Halifax
Bán đảo Nova Scotia dài 580 km, bốn bề là Đại Tây Dương, vịnh Fundy, Eo Northumberland và vịnh St.Lawrence. Vị trí địa lý này cùng với các cảng nước sâu không đông thành đá , chính yếu tố này giúp nền kinh tế của tỉnh phát triển. Tỉnh này phồn vinh lên chính là nhờ vào mối liên hệ tốt đẹp với biển miền duyên hải kéo dài gần như bất tận. Với diện tích 55.491km2, Nova Scotia lớn hơn nước Đan Mạch, dù nhỏ hơn Scotland một chút, và tên Scotia là do Scotland mà ra. Hơn 80% dân Nova Scotia có gốc gác là dân Anh, thứ nhì là dân Pháp 18% – Nơi tập trung đông dân nhất là Halifax với 320.000 người.
YukonT
Thủ Phủ: Whitehorse
Giáp với Alaska, lãnh thổ Yukon khá rộng (483.450 km2) tuy có dân số chỉ 28.000 người. Lãnh thổ này ở vào góc Tây Bắc của Canada, thủ phủ là Whitehorse chiếm 60% dân toàn lãnh thổ. Trung tâm chủ yếu khác của Yukon là Dawson đã là một trong những thành phố lớn nhất Canada. Giờ đây đó là một di tích lịch sử quan trọng của Yukon đây là tên của một lái buôn vùng vịnh Hudson, anh này gọi Yukun-ah, có nghĩa là dòng sông lớn nhất ý chỉ dòng sông chảy qua lãnh thổ. Lãnh thổ Yukon nằm trên Bắc Cực và là một khu hoang dã phong phú từ gấu Bắc Cực đến Nai Bắc Cực cũng giống lãnh thổ Tây Bắc Yukon cũng là vùng đất của mặt trời khuya suốt những tháng hè.
Nunavut
Thủ Phủ: Iqaluit
Mang tên gọi “Đất của chúng ta” theo ngôn ngữ người bản địa Inuit, Nunavut được chính thức thành lập từ ngày 1/4/1999. Vùng đất này có diện tích 2 triệu km2 (6 lần diện tích Việt Nam) và 25.000 dân cư, 85% là người thổ dân Inuit (còn gọi là người Eskimo). Đây là kết quả cuộc đấu tranh của người thổ dân Inuit đòi lại các vùng đất đai thuộc “tổ tiên” của mình. Như các vùng lãnh thổ khác của Canada, Nunavut có quyền tự trị về giáo dục, tài chính,…
Northwest Territories
Thủ Phủ: Yellowknife
Tìm vĩ tuyến 60 trên bản đồ Bắc Mỹ nhìn lên hướng Bắc bạn sẽ thấy lãnh thổ Tây Bắc giáp với Yukon về phía Tây, đồng cỏ về phía Nam, vịnh Hudson về phía Đông, phía Bắc là một vùng đất rất rộng lớn trên 3.4 triệu km2 còn gọi là cực Bắc. Do đó, một lãnh thổ mới Nunavut được thành lập từ một phần đất của lãnh thổ Tây Bắc, được đặt tên theo dân Inuit đã từng ở đây. Lãnh thổ này được mệnh danh là vùng đất của mặt trời khuya với dân số trên 52.000 người sống bằng nghề khai thác mỏ
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ :
Địa chỉ: Số 12, Ngách 8, Ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Tel: 04. 2213 8383 – 0963192968 – 0962 599990
Email: ciczone.jsc@gmail.com
Web: http://www.ciczone.edu.vn